Sổ hồng và sổ đỏ là gì? Sự khác biệt của sổ hồng và sổ đỏ

Sổ hồng và sổ đỏ là gì? Đây là điều thắc mắc của những người đang sinh sống tại Việt Nam. Bởi lẽ khái niệm về chúng rất dễ nhầm lẫn khiến người dân dễ mắc phải “bẫy” trong giao dịch bất động sản hiện nay. Có thể nói, hai loại sổ này đều liên quan trực tiếp đến đất đai, nhà cửa và có giá trị pháp lý. Bất Động Sản Vinhomes sẽ cung cấp cho bạn thông tin về hồng và sổ đỏ, cũng như cách thức nhận diện chúng đơn giản.

Tìm hiểu định nghĩa sổ hồng và sổ đỏ là gì?

Sổ hồng và sổ đỏ là gì? 

Sổ đỏ và sổ hồng thực chất chỉ là tên thường gọi của người dân dựa trên màu sắc bên ngoài của hai loại giấy tờ này. Bạn cũng có thể hiểu là sổ đỏ và sổ hồng hoàn toàn khác nhau về mặt bản chất, đặc điểm và cả tính pháp lý. Vì thế, giá trị của tài sản trên giấy chứng nhận này cũng có sự chênh lệch khá nhiều.

Những ai muốn sở hữu nhà ở, đất đai đúng theo pháp luật phải có một trong hai sổ trên tùy vào mục đích sử dụng của chủ sở hữu cũng như quy hoạch của công trình xây dựng. Vậy sổ hồng và sổ đỏ là gì, hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết định nghĩa của hai loại sổ đó sau đây.

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ có tên pháp lý là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản trên đất”/ Chúng do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Sổ đỏ được cấp cho các loại đất có phạm vi bên ngoài đô thị, cũng có thể hiểu là nông thôn.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng quy định

Loại giấy tờ này được quy định tại Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC do Tổng Cục Địa Chính ban hành năm 1998 và nghị định 60-CP của Chính phủ.  Theo đó, các loại đất được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:

  • Đất nông nghiệp
  • Đất lâm nghiệp
  • Đất làm muối
  • Đất dùng để nuôi trồng thủy sản
  • Đất làm công trình nhà ở khu vực ngoài đô thị.

Đúng như tên thường gọi, sổ đỏ có màu đỏ đậm và sẽ do địa phương cư trú trực thuộc tỉnh cấp cho chủ sở hữu. Đối với trường hợp cấp sổ đỏ cho hộ gia đình, khi có nhu cầu chuyển nhượng hoặc giao dịch dân sự liên quan trực tiếp đến quyền sử dụng đất. Bắt buộc giấy tờ liên quan phải có chữ kỹ của những thành viên nằm trong sổ hộ khẩu và đủ 18 tuổi trở lên. Sổ đỏ được hiểu là sở hữu vĩnh viễn.

Sổ hồng là gì?

Sổ hồng cũng là cách gọi dân dã của người dân dành cho giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Loại giấy tờ này được Bộ Xây dựng ban hành theo Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT và ngày 10/12/2009 chính thức có hiệu lực. 

Sổ hồng là gì?

Nội dung bên trong của sổ hồng gồm:

  • Sở hữu nhà 
  • Sử dụng đất cho nhà riêng/nhà chung đất theo kiểu chung cư, đất dự án..

Như vậy, câu trả lời chính xác của sổ hồng và sổ đỏ là gì chính là chức năng của 2 loại giấy tờ này được phân tích bên trên. Ngoài ra, màu sắc, cơ quan ban hành, đặc điểm, nội dung ghi nhận của sổ hồng và sổ đỏ cũng khác nhau. Nếu các bạn muốn biết cách để phân biệt cả hai sổ thì hãy xem tiếp phần bên dưới.

Cách phân biệt sổ hồng và sổ đỏ là gì?

Để nhận diện đâu là sổ đỏ, sổ hồng rất dễ, bởi bạn chỉ cần nhìn màu sắc bên ngoài của chúng là biết ngay. Tuy nhiên, cách này chỉ là thông tin bên ngoài, vì yếu tố có tính pháp lý theo đúng luật pháp Việt Nam để phân biệt hai loại sổ trên là:

Phân biệt sổ hồng dựa vào đặc tính bên ngoài

Hình thức bên ngoài

STT

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

SỔ HỒNG

SỔ ĐỎ

1

Cơ quan ban hành

Bộ Xây dựng 

Bộ Tài nguyên và Môi trường

2

Đặc điểm bên ngoài

Số trang: 04

Phôi giấy: Màu hồng cánh sen, in hình trống đồng Việt Nam.

Tên số: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Số trang: 04

Phôi giấy: Màu đỏ có hình Quốc huy 

Tên số: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

3

Nội dung từng trang

Trang 01: 

  • Quốc hiệu, Quốc huy
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất màu đỏ
  • Số phát hành sổ hồng
  • Có dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Tên chủ sở hữu đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trang 02: 

  • Thông tin của đất, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.

Trang 03: 

  • Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Trang 04: 

  • Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận

Trang 01: 

  • Quốc huy
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 
  • Số phát hành sổ đỏ
  • Có dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường 

Trang 02: 

  • Cơ quan ban hành sổ đỏ.
  • Tên chủ sở hữu đất

Trang 03: 

  • Tên, chữ ký của người ký sổ đỏ.

Trang 04: 

  • Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận.

Sổ hồng và sổ đỏ có màu sắc, kỹ hiệu khác nhau

Căn cứ pháp lý sổ hồng và sổ đỏ

Nếu dựa trên căn cứ pháp lý, ta có thể thấy sổ đỏ ra đời trước sổ hồng, có chức năng thay thế sổ đỏ. Tính pháp lý cụ thể của sổ hồng và sổ đỏ là gì, nội dung chi tiết sau đây:

STT

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

SỔ HỒNG

SỔ ĐỎ

1

Điều luật ban hành

  • Nghị định 88/2009/NĐ-CP Thông tư 23/2014/TT-BTNMT 
  • Quyết định 24/2004/QĐ-BTNMT 
  • Quyết định 08/2006/QĐ-BTNMT

Chủ thể được cấp

Chủ thể được cấp đối với sổ hồng có phạm vi rộng và bao quát hơn so với sổ đỏ. Trong khi chủ thể được cấp đối với sổ đỏ duy nhất là người sử dụng đất. Sổ hồng có chủ thể được cấp ngoài chủ sử dụng đất và người sở hữu toàn bộ tài sản gắn liền với đất theo đúng quy định của pháp luật cũng được cấp sổ này. 

Nội dung ghi nhận và ý nghĩa của sổ hồng, sổ đỏ

Khác với sổ đỏ, sổ hồng có những nội dung quy định bên trong nhiều hơn loại giấy còn lại. Một vài thông tin được kể đến như sau:

Sổ đỏ chỉ chứng nhận quyền sử dụng đất

  • Sổ đỏ: Là giấy chứng nhận cho quyền sử dụng đất và các loại đất, chứ không ghi nhận những tài sản khác. Trong trường hợp có tài sản nằm trên thửa đất thì ghi tên của chúng, chẳng hạn như chung cư, nhà ở…
  • Sổ hồng: Là giấy chứng nhận nhà và những tài sản nằm trên đất, trong trường trường hợp tài sản đã có trước khi cấp sổ hồng. Ngoài ra, sổ này còn có thêm nhiều quy định về thửa đất có nhiều tài sản do nhiều người làm chủ sở hữu.

Tính quan trọng của sổ hồng và sổ đỏ là gì?

Bắt đầu từ ngày 10/12/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị Định 88/2009/NĐ-CP, nội dung nêu rõ:

  • Thống nhất sổ hồng và sổ đỏ thành một loại giấy tờ chung với tên pháp lý: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 

Giấy này được ban hành bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường, áp dụng một mẫu duy nhất trên phạm vi cả nước. Về chức năng của giấy, sẽ được tổng hợp từ sổ đỏ và sổ hồng, tức chủ sở hữu đất, các tài sản gắn liền với đất.

Như vậy, nếu nói về tính chất quan trọng thì cả sổ hồng và sổ đỏ đều có tính pháp lý như nhau. Đặc biệt, ngày nay hai sổ này đã được gộp chung thành một mẫu quy định, nên chúng cũng có giá trị ngang nhau. Tuy nhiên, việc làm chủ sở hữu của sổ đỏ luôn được chú trọng hơn cả, vì nếu có đất thì mới được pháp xây dựng tài sản trên đất hoặc gắn liền với đất. 

Những trường hợp không được phép cấp giấy chứng nhận 

Theo điều 19 của Chính phủ quy định trong Nghị định 43/2014/CP, chính thức thi hành một số điều của Luật Đất Đai. Cụ thể, có 7 trường hợp không đủ điều kiện để cơ quan ban ngành cấp sổ đỏ bao gồm:

  • Người đang làm công tác quản lý, người đang sử dụng đất nông nghiệp trực thuộc quỹ đất công ích từ chính quyền địa phương.
  • Người thuê hoặc đang thuê lại đất của chủ sử dụng đất, không bao gồm người thuê đất từ kinh doanh kết cấu trong các cụm công nghiệp, đặc khu kinh tế…
  • Người nhận và khoán lại đất của các nông trường, nông lâm nghiệp, người thuộc ban quản lý rừng phòng hộ/rừng đặc dụng.
  • Người dùng đất, nhưng đất này không đủ các điều kiện để được Chính phủ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Người sử dụng đất có đủ điều kiện để cấp các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tuy nhiên, đất đã được thông thông báo hoặc đã có quyết định thu hồi từ cơ quan ban ngành có liên quan. 
  • Chính quyền địa phương được nhà nước giao đất để xây dựng vào vào các công trình công cộng như: Hệ thống giao thông, nghĩa trang, đường truyền dẫn điện…..không thu tiền và không nhằm mục đích kinh doanh.
  • Nhà nước bàn giao đất cho những tổ chức, tập thể dân cư để quản lý đất nằm trong điều Điều 8 của Luật Đất đai. 
  • Tổ chức kinh tế được nhà nước bàn giao quyền quản lý đất để thực hiện một số dự án đầu tư xây dựng hoặc chuyển giao và những hình thức khác đúng luật về đầu từ. 
  • Các tổ chức, cơ quan được giao quyền quản lý đất từ chính quyền các cấp đối với đất có mặt nước từ sông và mặt nước chuyên dụng.

Ngoài ra, còn những trường hợp cá biệt không được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Các bạn muốn biết thêm thông tin có thể tham khảo tại Nghị Định 43/2014/NĐ-CP do Chính phủ ban hành. Nói chung, sổ đỏ hay sổ hồng đều đóng vai trò quan trọng, chúng chính là “giấy thông hành” cho tài sản của bạn. Vì vậy, khi thực hiện bất cứ giao dịch bất động sản nào bạn cần tìm hiểu thật kỹ.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến định nghĩa của sổ hồng và sổ đỏ, bao gồm: Cách nhận diện, những trường hợp không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Hy vọng với chủ đề sổ hồng và sổ đỏ là gì mà Bất Động Sản Vinhomes chia sẻ có thể giúp ích cho bạn trong việc mua, bán nhà đất.

Đăng Ký Ngay

So sánh

0849961666